Có một câu chuyện đã thay đổi cái nhìn của tôi về ngành thẩm mỹ hay chính xác hơn là về người Bác sĩ thẩm mỹ – công việc cũng được gọi với cái tên thiêng liêng “Bác sĩ” nhưng bản thân tôi đã từng hoài nghi về giá trị đích thực của nó.
Ừ thì…ban đầu cũng nhiều người nghĩ như thế
Trước đây, người ta tìm đến Bác sĩ khi gặp các vấn đề về sức khỏe, nhưng ngày nay, không ít người tìm đến Bác sĩ bởi họ không hài lòng về ngoại hình của mình. Sửa thêm chỗ này một tí, đắp thêm chỗ kia một tẹo, tóm lại là làm sao để họ cảm thấy mình cũng không kém gì hotgirl.
Không hiểu tôi cổ hủ hay bởi vì quá tự tin với “nhan sắc tầm thường” của mình mà tôi không cổ vũ cho việc làm đẹp dao kéo lắm. “Ừ thì” làm đẹp là quyền của mỗi người, tôi chẳng mấy quan tâm, nhưng cũng chính vì vậy mà tôi không cảm thấy công việc của một Bác sĩ thẩm mỹ là việc cao cả thiêng liêng như cách mà người ta vẫn gọi 2 chữ “lương y”.
Tôi vẫn tiếp tục với suy nghĩ như vậy, đến một ngày tôi biết và chứng kiến những câu chuyện mà tôi cho rằng không có từ gì khác để gọi tên, ngoài hai chữ “nhân văn”.
Câu chuyện đầu tiên là về một bà cụ năm nay đã 72 tuổi, quê ở Lương Tài, Bắc Ninh. Bà tên là Nguyễn Thị T. Lần đầu tiên tôi gặp bà tại một Viện thẩm mỹ (lý do tôi có mặt ở đây là vì tôi đến bệnh viện xin giấy khám sức khỏe và Viện thẩm mỹ này thì nằm trong bệnh viện, chứ không phải tôi có ý định thay đổi dung nhan “nghiêng nước nghiêng thùng” của mình đâu nha :)), khi đó bà đang đi cùng con dâu. Bà có ánh mắt đôn hậu, nụ cười ấm áp, và cách nói chuyện rất cởi mở (về điểm này thì tôi cho rằng, bà là một trong những người già điển hình, rất thích nói chuyện, và khi đã bắt đầu thì rất lâu sau mới kết thúc :). Tôi hiểu đó là nhu cầu được sẻ chia và lắng nghe của những người cao tuổi :)).
Bà kể tôi nghe…
Hẳn là các bạn cũng đang thắc mắc không biết có phải bà đến Viện thẩm mỹ để “tìm lại tuổi xuân” hay không? Ừ thì… ban đầu tôi cũng nghĩ như vậy, cho tới khi “bà kể tôi nghe”:
“Năm lên 3 tuổi, tôi bị lên thủy đậu, sau đó bị lên sẹo ở trong hai lỗ mũi, hồi đó trẻ con không biết cứ cho tay vào gãi rồi cậy ra nên cánh mũi bị dính xuống, cùng với sẹo nữa nên hai lỗ mũi bị bít lại không thở được. Thời đó nhà quê, chẳng ai biết mà chữa trị. Thế là tôi cứ thở bằng miệng như thế đến bây giờ. Sau này lấy chồng có con, có lúc phải đi làm ruộng, gánh phân, vất vả như thế, mà cũng chỉ thở được bằng miệng, mệt lắm.”
Đến đầu năm 2016, bà nghe con dâu nói muốn đi sửa mũi cho nhỏ lại vì đầu mũi, cánh mũi hơi to nên không cảm thấy tự tin, bà mới nghĩ “mũi nó to nó còn sửa được cho nhỏ lại thì biết đâu mũi mình cũng có cách chữa trị, thế là tôi nhờ con dâu và con trai đưa đi khám”.
Ban đầu bà đến khám tại một bệnh viện ở Hà Nội, bà nói “Bác sĩ ở đây cũng nhiệt tình lắm, các Bác sĩ mổ cho tôi 2 lần, nhưng không được. Lần đầu tiên mổ, sau 10 ngày thì mũi lại tịt lại, lần thứ hai thì đốt, nhưng cũng được 10 ngày sau lại tịt, vẫn không thở được.”
Tưởng là không tìm được phương pháp cứu chữa nữa nhưng may mắn đã tìm đến bà T khi con dâu và con trai bà biết được một Bác sĩ – được “đồn thổi” là giỏi và mát tay. Đó là Bác sĩ tại một Viện thẩm mỹ ở Hà Nội.
Và nhờ bà, tôi cũng được gặp vị Bác sĩ đó. Bác sĩ là một người cao lớn, có chiếc mũi lân, và đôi mắt khi cười thì “không nhìn thấy trời trăng” gì luôn :). Bác sĩ cũng nhiệt tình như bà T vậy, Bác sĩ nói: “Trường hợp của bà T là một ca khó, lý do là bởi bà đã không có lỗ mũi mấy chục năm nay rồi, sự hình thành và nuôi dưỡng sống mũi cũng bị hạn chế đi, nên sống mũi cũng tẹt lại. Bây giờ phải xác định xem bà có đường lỗ mũi không, và mức độ hẹp lỗ mũi có sâu hay không. Nếu nó quá sâu thì rất khó làm, còn nếu có hình dạng lỗ mũi bên trong thì có thể phẫu thuật tạo hình để tạo lỗ mũi bằng cách làm cho lỗ mũi phía ngoài và phía trong thông nhau. Cái đó mình phải có những thăm dò và chuẩn đoán trước.”
“Phương pháp phẫu thuật phù hợp cho bà T là phải tạo được vạt che phủ toàn bộ cái đường ống ở phía trong bằng cách lấy vạt rãnh mũi má cuộn lại tạo thành đường ống bên trong.”
Tôi có hỏi thêm Bác sĩ về lý do tại sao bà T đã phẫu thuật 2 lần mà không thành công thì được biết: “bởi vì người ta (Bác sĩ phẫu thuật cho bà T trước đó) không tạo được sự che phủ của đường hầm (lỗ mũi) khi người ta tách ra (tức là sau khi loại bỏ sẹo thủy đậu). Bây giờ mình phải dùng một cái vạt che phủ cái đường hầm mình tách ra thì mới tránh được nguy cơ nó dính trở lại.”
Với một chút kiến thức ít ỏi về y khoa thu nhặt được từ nhiều nguồn khác nhau, tôi cũng biết được rằng, việc bà T đến tuổi này rồi thực sự cần phải đi phẫu thuật tái tạo đường thở vì bà đã rất già, mà tuổi càng cao, nguy cơ bị sặc là rất lớn (có thể sặc nước, sặc cơm…) trong khi đó nếu chỉ có một đường thở bằng miệng thì rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi ngủ, cơ lưỡi có thể làm lưỡi tụt lại hoặc việc tăng tiết dịch đờm của người già có thể gây sặc đường thở, chính vì thế phẫu thuật tạo thêm một đường thở thứ 2 (đường mũi) là vô cùng quan trọng. Thông tin này lưu ý cho các bạn nào đăng chăm sóc cha mẹ già nhé.
Chính bản thân bà T cũng nói với tôi: “Đến hôm nay là được 40 ngày kể từ ngày phẫu thuật tạo đường thở chỗ Bác sĩ thẩm mỹ rồi, bây giờ tôi cảm thấy đã được 70%, chỉ chờ tháng rưỡi nữa bỏ ống dẫn ra mà vẫn thở được thì tôi sướng đến lúc chết, cảm ơn các cô các chú đến lúc chết. Chứ hơn 70 tuổi rồi, mà mắt thì mờ, chân thì chậm, đến mũi như đắp đất vào thì không ai chịu được”. Bà nói mà nụ cười tươi rói, đôi mắt ánh lên niềm vui sướng khôn siết sau mấy chục năm không có lỗ mũi.
Chuyện có thật mà cứ ngỡ chỉ có trên phim. Ừ thì bây giờ tôi biết, cái ngành tạo hình thẩm mỹ còn có thể tạo ra những niềm vui nhỏ giản dị mà ấm áp như thế.
Tôi muốn kể cho các bạn nghe thêm muôn vàn những thứ lấp lánh bé nhỏ khác trong thế giới thẩm mỹ mà tôi đã lỡ sa chân tìm hiểu. Nhưng hôm nay, đến đây thôi nhỉ. Chắc chắn sẽ còn những dịp khác, tôi chia sẻ với các bạn những ngôi sao hi vọng thực sự vẫn đang trở thành động lực để tôi thêm tin yêu cuộc sống này.
Biên kịch Q
(Vị Bác sĩ đem tới niềm vui sướng tới cuối đời cho bà Nguyễn Thị Tố chính là ThS.BS Lê Hữu Điền – người Bác sĩ có tâm sáng)