Ngày nay việc sử dụng chất làm đầy hay còn gọi là filler trong tạo hình thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp thành công thì cũng có không ít trường hợp thẩm mỹ hỏng thậm chí nguy hại tới sức khỏe.
Tất cả các dạng chất làm đầy được dùng để tiêm vào dưới da bằng một loại kim chuyên biệt với mục đích làm tăng thể tích một bộ phận nào đó, thay đổi hình dáng và kích thước của bộ phận đó trong một khoảng thời gian ngắn từ 6 tháng đến 1 năm. Thời gian thực hiện chỉ khoảng 15-30 phút, hiệu quả nhìn thấy ngay lập tức. Đặc biệt, phương pháp này không cần can thiệp phẫu thuật nên khách hàng có thể ra về ngay và không mất thời gian nghỉ dưỡng. Theo đó, chất làm đầy được ứng dụng trong rất nhiều dịch vụ thẩm mỹ như xóa nếp nhăn, rãnh nhăn vùng trán, đuôi mắt, khóe miệng, dịch vụ nâng mũi, độn cằm, tạo môi hạt đậu…
Nói về kỹ thuật tiêm chất làm đầy, không ít người cho rằng đây là phương pháp đơn giản và ai cũng có thể làm được. Cũng chính vì tâm lý này nên không ít chị em đã nghe theo các quảng cáo có cánh và đến các cơ sở làm đẹp thiếu uy tín, không được cấp phép. Những người trực tiếp tiêm filler cho chị em có khi là những người đẹp với gương mặt tượng sáp, cằm Vline, mũi cao vút không có giấy phép hành nghề, hoặc có thể chỉ là những “tay ngang” là những người không được đào tạo bài bản về chuyên môn và chỉ tiêm chất làm đầy theo cảm tính là chủ yếu.
Đối với các trường hợp sử dụng sản phẩm làm đầy an toàn và đã có cấp phép của Bộ Y tế, nhưng nếu tay nghề của bác sĩ non kém, thì sản phẩm cũng không thể phát huy tác dụng một cách triệt để như ý muốn. Thao tác kỹ thuật không tốt có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc khiến chất làm đầy chạy ra khỏi vùng cần điều trị gây nên tình trạng lệch lạc, kém thẩm mỹ. Chất làm đầy được sử dụng với liều lượng không hợp lý, lại không được phân bổ đều có thể vón cục tại một điểm tạo ra hiện tượng lồi lõm trên da, ảnh hưởng không nhỏ tới diện mạo của chị em.
Nói như vậy để thấy rằng, tay nghề bác sĩ đóng một vai trò rất quan trọng. Và tiêm chất làm đầy cũng có những nguyên tắc riêng cần tuân thủ chứ không thể tiêm bừa, tiêm ẩu, theo cảm tính.
Vậy với những trường hợp khách hàng không hài lòng với kết quả tiêm filler như trên thì có thể hóa giải được không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên, còn một số trường hợp, chị em đến các cơ sở không uy tín và được tiêm sản phẩm không phải filler hoặc filler đã pha trộn không đảm bảo an toàn gây ra hiện tượng kích ứng, viễm nhiễm, hoại tử…thì bắt buộc phải phẫu thuật mới lấy lại được hình dáng như ban đầu.
Các sản phẩm làm đầy không có nguồn gốc rõ ràng khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra kích ứng, tấy đỏ, đau nhức, sau một thời gian sẽ dẫn tới nhiễm trùng, nặng hơn nữa thì bị hoại tử và thậm chí là thối rữa.
Thông tin về một người phụ nữ ở Singapore hoại tử mũi vì tiêm chất làm đầy Filler tràn lan trên mặt báo trong một thời gian như một lời cảnh tỉnh các chị em nên cẩn trọng với mọi phương pháp làm đẹp và đặc biệt chú ý cần phải lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín, có giấy phép hoạt động và có đội ngũ bác sĩ chuyên ngành. Trước khi tiêm filler, chị em cần yêu cầu kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm và chắc chắn sản phẩm đó phải được Bộ Y tế cấp phép.