Tổng đài: 1900 06 8668
|
Địa chỉ: Số 6 Ngô Thì Nhậm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Biến chứng sau nâng mũi – Cách phòng ngừa và khắc phục

Nâng mũi có thể bắt gặp ở mọi cá nhân là xu hướng bị ảnh hưởng nhiều bởi các ngôi sao, tuy nhiên những hình ảnh chiếc mũi xấu xí do biến chứng bên cạnh những tác phẩm hoàn mỹ về chỉnh hình mũi khác là nỗi ám ảnh với bạn. Làm sao khắc phục được những biến chứng này?


֍ Xem thêm:  Nâng mũi là gì?

֍ Xem thêm:  Sửa mũi ở đâu 

Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng đa dạng và tăng cao, trong các loại dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp thì phẫu thuật nâng mũi là hình thức được lựa chọn nhiều nhất do sự ảnh hưởng tới ngoại hình bên ngoài rõ rệt nhất cũng không quá khó thực hiện và có nhiều phương pháp. Thế nhưng bất cứ sự can thiệp nào bởi dao kéo cũng có nguy cơ gây ra biến chứng phẫu thuật nguy hiểm, nhận biết được các biến chứng nâng mũi sẽ giúp bạn có cách xử lý đúng nhất.

Nếu không cẩn thận, bạn dễ mắc phải những biến chứng sau nâng mũi

 

Phân loại biến chứng dựa trên phương pháp nâng mũi

Nâng mũi hiện nay được chia vào hai nhóm chính là nâng mũi nội khoa và nâng mũi ngoại khoa
 Tiêm mũi filler

Nâng mũi nội khoa chủ yếu là tiêm chất làm đầy filler
»» Nâng mũi nội khoa:
Chủ yếu là sử dụng chất làm đầy (filler) tiêm vào sống mũi để tạo dáng cao cho mũi. Đây là phương pháp tiện lợi, hiệu quả tức thì, không cần nghỉ dưỡng, nhưng thời gian duy trì không quá lâu.

Các biến chứng thường gặp ở phương pháp này là:

– Tiêm quá nhiều filler, da bị mỏng, thủng da làm mũi filler tràn ra ngoài qua vùng da bị thủng

– Hoại tử vùng mũi do tiêm filler vào mạch máu

»» Nâng mũi ngoại khoa:
nâng mũi bằng phẫu thuật

Nâng mũi ngoại khoa cần tiến hành giai phẫu

Nâng mũi ngoại khoa là hình thức sử dụng các phương pháp mổ để cấy phôi, sụn tạo dáng mũi. Hình thức này phức tạp hơn, chi phí đắt hơn cần thời gian nghỉ dưỡng nhưng cho hiệu quả lâu dài hơn.
Các biến chứng thường gặp ở phương pháp này là:

– Biến chứng sớm đầu tiên có thể kể đến là sưng phù nề. Đây là biến chứng hầu như ai cũng gặp sau khi thực hiện nâng mũi bằng miếng silicon. Nguyên nhân thường là do tụ máu trong quá trình phẫu thuật. Xảy ra khi các bác sĩ thực hiện bóc tách, sẽ chạm phải các mạch lớn khó cầm máu. Máu từ các mạch này sẽ chảy vào khoang mổ và tụ lại ở đấy dẫn đến sưng nề.

 

– Biến chứng nhiễm trùng. Loại biến chứng này xảy ra muộn hơn. Thường mất 2-3 ngày sau khi mổ để ủ bệnh và 5-7 ngày để gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau khiến bệnh nhân có thể bị sốt.

 

Ngoài ra, sưng vẹo cũng là loại biến chứng sớm thường gặp. Với biến chứng này có thể khắc phục bằng cách tác động phía ngoài.

 

Biến chứng muộn thường gặp gồm có: Đỏ mũi kéo dài, lệch vẹo, mảnh ghép dài chọc vào đầu mũi gây đau, mảnh ghép quá ngắn tạo khấc đầu mũi, gốc mũi thô, gốc mũi không có hõm.

 

Lí do dẫn đến biến chứng sau phẫu thuật mũi

 

 biến chứng mũi sau phẫu thuật

Nếu không cẩn thận, những biến chứng sẽ xảy ra với bạn sau nâng mũi
 

»» Mũi bị dị ứng với chất liệu sụn: Phương pháp nâng mũi truyền thống sử dụng sụn nhân tạo để nâng mũi, sụn này nếu không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng thì sẽ gây dị ứng với mũi do cơ thê đào thải với chất liệu sụn được sử dụng. Biểu hiện của tình trạng này là mũi sẽ bị sưng đỏ, viêm hoặc nặng hơn thì sẽ có mủ ở bên trong mũi.

 

»» Sống mũi bị cong, lệch: Trường hợp sống mũi bị cong, lệch, vẹo sau nâng là do bác sĩ phẫu thuật đặt sụn sai vị trí. Với những người mà mũi có cấu trúc xương gồ, không thẳng, có sự co kéo bất thường của mô khi bao bồi quanh sụn trong quá trình hồi phục cũng dễ khiến mũi dễ bị vẹo, lệch.

 

»» Mũi bị ngắn do co rút, hai lỗ mũi và hai bên cánh mũi không đều nhau, trụ mũi bị lệch, lộ sống và đầu mũi bóng đỏ: Lộ sống mũi là do đặt sụn nâng quá cao, sụn không được tinh chỉnh phù hợp với hình dáng mũi ban đầu. Hiện tượng bóng đỏ đầu mũi có thể là do chất liệu độn đặt quá nông, sát với da, gây tăng sinh mao mạch dưới da hoặc do da đầu mũi quá mỏng, không thích hợp dùng sụn nhân tạo để nâng mũi.

 

»» Thủng đầu mũi: Thủng đầu mũi thường là do sụn được cấy ghép dài quá mức, khiến da đầu mũi bị căng quá mức dẫn đến mũi bị đâm thủng. Việc sử dụng sụn không đảm bảo chất lượng cũng có khả năng khiến mũi bị thủng.

 

Xử lý các biến chứng

xử lý biến chứng nâng mũi

Xử lý biến chứng nâng mũi không dễ

Việc xử lý các biến chứng đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm bởi sự phức tạp tăng lên rất nhiều so với nâng mũi lần đầu, mũi đã bị tổn thương nếu không có kinh nghiệm xử lý sẽ rất dễ “biến lợn lành thành lợn què”. Phải xem xét thật cẩn thận, xác định rõ nguyên nhân và nhất là phải hiểu rõ khách hàng không hài lòng ở điểm nào, từ đó mới đề ra biện pháp giải quyết triệt để được. Phương pháp xử lý các biến chứng rất đa dạng, tùy từng tình huống cụ thể.

»» Đối với mũi bị lệch thì tốt nhất là mổ lại, tạo khoang mới đặt sống mũi thích hợp.

 

»» Lộ sống mũi, lộ đầu mũi: nên mổ sớm, lấy bỏ sống cũ, đặt lại sống mũi mềm phù hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác…

 

»» Trường hợp mũi bị bóng, đỏ: thay sống mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.

 

»» Đối với biến dạng ở lỗ mũi, trụ mũi: dùng các kỹ thuật tạo hình, có trường hợp phải dùng sụn tự thân để sửa chữa các biến dạng.

 

Điều quan trọng sau mổ là cần phải cố định kỹ và nên hẹn tái khám trong những ngày đầu.

 

 

 

Phòng ngừa rủi ro di chứng sau nâng mũi

chọn lựa nơi nâng mũi đẹp an toàn

Chọn lựa địa chỉ nâng mũi uy tín cho kết quả tốt nhất

Để hạn chế những rủi ro không mong muốn sau khi nâng mũi, các bạn nên chú ý những điểm sau:

 

– Chọn lựa cơ sở uy tín, cơ sở có đầy đủ giấy phép và có bề dày hoạt động lâu năm. Có trang thiệt bị công nghệ tiên tiếp, hiện đại và được cập nhật thường xuyên. Tốt nhất là nên có tìm đến những địa chỉ được người quen đã từng sử dụng và hài lòng với dịch vụ và bỏ thời gian tìm kiếm thông tin để có sự chọn lựa chính xác nhất.

 

– Chọn lựa bác sĩ chuyên khoa giỏi, có tay nghề cao, hơn 15 năm kinh nghiệm trực tiếp giải phẫu. Bác sĩ là một trong 2 yếu tố qua trọng nhất và tác động trực tiếp vào kết quả nâng mũi của bạn.

 

– Chọn chất liệu nâng mũi an toàn và hiệu quả nhất. Tốt nhất bạn nên chọn sụn tự thân (sụn vành tai, sụn vách ngăn, …) để nâng mũi vì sụn tự thân hoàn toàn thân thiện, tương thích với cơ thể. Khi chọn sụn nhân tạo nên sử dụng loại sụn đạt chuẩn được nhập khẩu đặc biệt từ Mỹ, Hàn vì có khả năng tương thích nhanh, phù hợp với cơ thể, để không gây ra các biến chứng về sau.

 

– Không được giấu lịch sử bệnh tình hoặc bất kể dấu hiệu dị ứng gì với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật và tốt nhất nên kiểm tra tổng quát sức khỏe trước khi tiến hành nâng mũi.

 

– Tuân thủ chặt chẽ những điều được bác sĩ dặn dò sau giải phẫu, tuân thủ việc uống thuốc, tái khám và chăm sóc mũi đúng cách sau phẫu thuật.  Xem thêm: Chăm sóc mũi sau nâng mũi mau lành – đơn giản và hiệu quả

 

 ֍ Xem thêm:  Nâng mũi đẹp ở đâu

 

Thẩm mỹ viện bác sĩ điền – trung tâm uy tín

Trung tâm phẫu thuật Thẩm mỹ DrD – DrD là địa chỉ đáng tin cậy để chị em gửi gắm niềm tin. Nằm trong khuôn viên bệnh viện Đông Đô số 5 Xã Đàn, Đống Đa Hà Nội, DrD được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc tối tân nhất, nhập khẩu 100% từ các quốc gia phát triển trên thế giới đồng thời sở hữu đội ngũ bác sĩ được tu nghiệp nhiều năm ở nước ngoài, kiến thức chuyên môn vững vàng, tay nghề cao, kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành thẩm mỹ. Đến với DrD, tất các các dịch vụ tiểu phẫu hay đại phẫu đều được tư vấn, thăm khám tổng thể theo đúng quy định của Bộ y tế. Khách hàng đến với Thẩm mỹ DrD DrD để làm đẹp chiếc mũi của mình đều cảm thấy an tâm bởi tính an toàn cao cùng kết quả thẩm mỹ hoàn hảo.

TT Thẩm mỹ DrD

Địa chỉ: Tầng 8, Bệnh viện Đông Đô, số 5 Xã Đàn, Đống Đa, HN

Hotline: 0915.81.6869

5/5 - (3 bình chọn)

Bạn cần tư vấn? Chat ngay với bác sĩ!

Từ chốiĐồng ý

(*) Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người